Giai thoại Tự_Đức

Tự Đức được vua Thanh tặng con chim hạc quý hiếm nên ông quý lắm, cho đeo lên cổ tấm thẻ bài ghi “Thiên Tử Hạc”. Một ngày, chim hạc bay ra khỏi hoàng cung, lạc vào vườn của một gia đình thường dân, bị chó nhà này cắn chết. Vua Tự Đức mất con hạc yêu quý, dày công tốn sức chăm nuôi nên truyền cho quần thần điều tra. Sau khi biết con hạc bị chó nhà dân cắn chết, vua Tự Đức nổi giận, truyền cho bộ Hình luận tội. Bộ Hình kết án chủ chó tội tử hình và bị tịch thu toàn bộ gia sản. Việc xử án của bộ Hình đến tai quan Ngự sử Phạm Đan Quế. Sau khi xem xét các tình tiết của vụ án, ông gặp vua Tự Đức và trình một bản tấu được viết bằng thơ[21]:

Hạc bất năng ngônKhuyển vô thức tựHạc nhập dân viênKhuyển trung vu chủĐiểu, Thú đấu tranhU minh hà dựKhuyển phệ hạc tửTôi quy vu chủHạc trắc khuyển tửTường hà luật xử?

Dịch thơ

Hạc chẳng biết nóiChó không biết chữHạc vào vườn dânChó trung với chủChim, thú đánh nhauTối sáng không rõChó cắn chết hạcTội quy cho chủHạc mổ chết chóLuật xử thế nào?

Xem xong bản tấu, vua Tự Đức cấp tốc hạ lệnh hủy bỏ bản án và không bàn đến nữa.